Trĩ là một bệnh lý thường gặp ở người lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, gây đau đớn, bất tiện cho người bệnh. Nếu không được điều trị sớm sẽ xảy ra nhiều biến chứng như chảy máu, mất máu, nhiễm trùng nặng…Ở những bệnh nhân bị trĩ độ 3, 4 có thể gây chảy máu, tắc mạch, nghẹt…bởi vậy, các bác sĩ sẽ có chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ.
Sau phẫu thuật trĩ người bệnh cần chú ý đến những điều sau:
Chế độ vệ sinh hậu môn hằng ngày.
Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ khô thoáng, nên dùng khăn mềm thay vì dùng giấy vệ sinh tránh lưu lại giấy vụn gây nhiễm trùng vết mổ.
Tập thói quen đại tiện theo khung giờ cố định, không rặn khi táo bón. Ngâm rửa hậu môn bằng các chế phẩm ngâm trĩ hoặc nước ấm pha cùng dung dịch sát khuẩn như bentadine, lau rửa nhẹ nhàng tránh tác động mạnh có thể gây đau đớn hoặc chảy máu.
Chế độ ăn, uống ngay sau khi phẫu thuật.
Ăn đồ ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa, bổ sung các loại trái cây, rau củ chứa nhiều vitamin, chất xơ như: bưởi, đu đủ ,súp lơ, khoai lang và thức ăn giàu đạm như thịt bò, ức gà,…
Uống nhiều nước ( Khoảng 2 – 2,5 lít nước/ ngày) để quá trình tiêu hóa thuận lợi
Không ăn các thực phẩm cay nóng như ớt, hạt tiêu,…hoặc thực phẩm tái, sống, chưa được chế biến kĩ
Không sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích
Chế độ vận động
Vận động đi lại nhẹ nhàng, nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt
Hạn chế ngồi xổm trong sinh hoạt, đi vệ sinh
Không leo cầu thang, đi bộ quá lâu
Theo dõi triệu chứng các dấu hiệu bất thường
Sau phẫu thuật trĩ khoảng 1 tuần đầu khi đi đại tiện sẽ có dấu hiệu rớm máu đỏ theo phân, vết mổ sẽ có lượng dịch chảy ra nhưng không quá nhiều, tuy nhiên nếu người bệnh đại tiện ra máu nhiều, không tự chủ, đau rát nhiều dù đã dùng thuốc giảm đau, hoặc sưng nề, chảy nhiều dịch, đau tăng lên, sốt,…hay bất cứ dấu hiệu bất thường nào cần liên hệ ngay với bác sĩ để xử lý kịp thời.
Ngoài những điều trên, khi ra viện người bệnh cũng nên cần biết cách chăm sóc vết mổ tại nhà để tránh trĩ tái phát
Người bệnh không nên đi xe máy, xe đạp trong vòng 1 – 2 tuần đầu sau khi ra viện, tránh cọ sát va chạm khiến vết mổ chảy máu.
Không mang vác nặng, ngồi xổm quá lâu
Hạn chế quan hệ tình dục 1-2 tháng, tính từ lúc mổ hoặc cho đến khi vết thương lành hẳn, vì những kích thích, va chạm trong khi quan hệ có thể dẫn đến chảy máu, gây đau đớn cho bệnh nhân
Không nên lựa chọn những môn thể thao có cường độ mạnh mà chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng.
Thay đổi thói quen ăn uống, tránh gây táo bón, hạn chế rượu, cà phê và các chất kích thích.
Tái khám định kỳ theo lịch của bác sỹ hoặc khám lại ngay khi có các dấu hiệu bất thường.
Để được tư vấn và điều trị các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng xin liên hệ:
—————————————————————-
*BSCKI. Nguyễn Thị Huân – Trưởng khoa Ngoại Phụ – SĐT: 0913068421
*CNĐD. Nguyễn Thị Ánh Tuyết – SĐT: 0946245611
*CNĐD. Chu Thị Mùi – Khoa Ngoại Phụ