DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHOẺ

    1. Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người. Việc bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe phải là trách nhiệm của mỗi người dân, từng gia đình và cả hệ thống chính trị. Muốn giữ gìn, nâng cao sức khỏe, phát triển tầm vóc thì cần phải thực hiện tốt cả 3 yêu cầu cốt lõi là vệ sinh phòng bệnh; ăn uống điều độ, bảo đảm dinh dưỡng và rèn luyện thể lực thường xuyên. Trong đó, muốn bảo đảm dinh dưỡng khi điều trị bệnh Đái tháo Đường, thì cần phải có nguồn thực phẩm đa dạng và giàu dinh dưỡng.

 

    1. Truyền Thông – tư vấn Dinh dưỡng – khoa Dinh Dưỡng ngày 12 tháng 12 năm 2024 khoa Dinh Dưỡng vẫn thường xuyên tổ chức hàng quý trong năm. Mục tiêu của việc tổ chức các hoạt động truyền thông “Dinh dưỡng & ĐIỀU TRỊ BỆNH MÃN TÍNH- TIỂU ĐƯỜNG và BÉO PHÌ- TĂNG HUYẾT ÁP “nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, tạo sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn thể người dân về tầm quan trọng của nước, thực phẩm; tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, góp phần phòng, chống dịch bệnh; thực hiện dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường vận động thể lực để phòng, chống thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm.


    1. Dinh dưỡng chiếm một vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển cơ thể và giữ gìn sức khỏe của con người. Ở mỗi thời kỳ phát triển của một đời người, nhu cầu về dinh dưỡng hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên việc đáp ứng nhu cầu ấy một cách hợp lý lại luôn luôn là vấn đề đáng chú ý, vì đó là nền tảng của sức khỏe.

 

    1. – Bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng là bữa ăn cung cấp đầy đủ năng lượng, đủ chất đạm, chất béo, chất khoáng, vitamin và đủ nước cho cơ thể. Trong khẩu phần ăn có các chất sinh năng lượng là chất bột, đạm, béo, rau xanh và hoa quả chín cung cấp vitamin và chất xơ. Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng thay đổi theo tuổi, giới và tình trạng sinh lý.

 

    1. – Bữa ăn cân đối là bữa ăn trong đó các chất dinh dưỡng cân đối hợp lý. Khẩu phần năng lượng từ chất bột chiếm 68%, chất đạm là 14%, chất béo là 18%.

 

    1. – Muốn đảm bảo một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng và cân đối, chúng ta cần thực hiện đa dạng hóa bữa ăn, sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau. Phối hợp thực phẩm nguồn gốc động vật và thực vật, ví dụ không chỉ ăn thịt, cá, mà còn ăn đậu phụ, vừng lạc, rau và hoa quả.

    1. – Vậy dinh dưỡng lành mạnh là dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, hợp lý và đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thức ăn, đồ uống phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, không trở thành nguồn gây bệnh.

 

    1. – Ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm và thường xuyên thay đổi món, tránh chỉ ăn một vài loại thực phẩm nhất định.

 

    1. – Ăn thức ăn giàu đạm với tỷ lệ cân đối giữa nguồn động vật và thực vật, nên tăng cường ăn cá.

 

    1. – Sử dụng chất béo ở mức hợp lý, chú ý phối hợp giữa dầu thực vật và mỡ động vật.

 

    1. – Khuyến khích bệnh nhân nằm liệt , mắc bệnh Tiểu Đường , tai biến huyết áp khuyên bệnh nhân nhiều rau, để tránh táo bón, đồng thời cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển điều trị lâu dài không mắc thêm bệnh trĩ hoặc nhiều bệnh khác do thiếu chất xơ , hoặc uống thêm thực phẩm Dinh Dưỡng có chứa chất xơ.

    1. Ăn đúng bữa, không ăn vặt; không ăn bánh, kẹo, nước ngọt trước bữa ăn

 

    1. – Ăn bữa sáng đầy đủ.

 

    1. – Sử dụng sữa và các sản phẩm của sữa phù hợp với mỗi lứa tuổi

 

    1. Tăng cường hoạt động thể lực để nâng cao các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo, mền dẻo của cơ thể. Tạo điều kiện để cơ thể phát triển cân đối; kích thích và tăng cường hoạt động của hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, làm cơ sở quan trọng cho điều trị bệnh khỏe mạnh nội lực

 

    1. tăng trưởng, phát triển lành mạnh và giảm chấn thương, tạo điều kiện thuận lợi việc Điều trị đem lại kết quả cao khi gia đình cùng cán bộ dinh dưỡng khuyên nên cho bn và rèn luyện chế độ ăn nhạt , hạn chế bia , rượu đạt kết quả tốt trong điều trị khi nằm viện.

Chế độ dinh dưỡng, đời sống và cơ thể con người luôn song hành và tương tác qua lại với nhau. Sự cân bằng dinh dưỡng đem lại cơ thể khỏe mạnh và sự khỏe mạnh của cơ thể mới đáp ứng tốt với dinh dưỡng. Nếu như chúng ta áp dụng dinh dưỡng sai cách, ăn uống không đầy đủ hay nạp vào cơ thể các chất độc hại cùng với thói quen sinh hoạt không điều độ thì sự cân bằng trong cơ thể sẽ bị rối loạn và sinh bệnh tật.
Người xưa có câu “Bệnh từ miệng vào; Họa từ miệng ra”. Những quyết định chúng ta đưa ra hàng ngày về dinh dưỡng và cách vận động cơ thể đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tối ưu. Những thói quen lành mạnh như ăn thực phẩm bổ dưỡng và duy trì hoạt động tích cực có thể tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn. Dinh dưỡng cân bằng và phù hợp không những cải thiện sức khỏe tâm thần bằng cách giảm các triệu chứng lo âu và trầm cảm mà còn tăng cường hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa các bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh tim và một số loại ung thư.

Tư vấn Dinh Dưỡng: Nguyễn Thị Thu