Rửa tay và rửa tay với xà phòng từ lâu được xem là một trong những biện pháp phòng bệnh tay chân miệng, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh viêm gan A, E,…bệnh về giun sán rất hiệu quả và khâu rửa tay cũng vô cùng quan trọng không kém, thế như dù các vụ dịch hay đợt bùng phát bệnh tiêu chảy, bệnh tay chân miệng thường diễn ra tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, nhưng thói quen rửa tay hình như chưa thực hiện một cách toàn diện, tích cực trong toàn dân, đặc biệt là trẻ em, người lớn và người đang nuôi hoặc chăm sóc trẻ ốm….Để giúp cho cộng đồng có thói quen rửa tay và phải rửa đúng cách, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin liên quan đến phòng bệnh nhiễm trùng thông qua rửa tay bằng xà phòng!
Từ những con số thực tế: chỉ có 12% dân số rửa tay với xà phòng
Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn được hiểu như liều “vắc-xin” hiệu quả, tiết kiệm phòng ngừa hữu hiệu các bệnh tay chân miệng, bệnh đường tiêu hóa, … mà lúc cũng có thể thực hiện để bảo vệ sức khỏe.
|
Rửa sạch tay bảo vệ chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng
- Thường xuyên rửa sạch tay của bạn;
- Rửa sạch tay bằng xà phòng và nước, sau đó lau khô toàn bộ;
- Sử dụng nước rửa có cồn nếu như chưa thể rửa ngay bằng xà phòng được.
Các nhà Khoa học đã khuyến cáo: “Rửa tay bằng xà phòng trước bữa ăn và sau khi đi vệ sinh giúp cứu nhiều mạng sống hơn bất kỳ mọi loại thuốc kháng sinh. Nó có thể làm giảm một nửa số ca tiêu chảy trên thế giới, giảm ½ các ca tử vong do viêm phổi và ¼ các ca do bệnh liên quan đến hô hấp”. Tiêu chảy đứng thứ 2 trong số các nguyên nhân gây tử vong, mỗi năm giết hại hơn 1,5 triêu trẻ em. Vị trí quán quân thuộc về bệnh biêm phổi, mỗi năm cướp đi mạng sống của khỏang 2 triệu trẻ dưới 5 tuổi. Rửa tay là một cách hữu hiệu phòng chống các căn bệnh này”.
Bởi thế, từ năm 2008 đến nay, ngày 15/10 được chọn là “Ngày thế giới rửa tay với xà phòng”
Vì sao chúng ta nên rửa tay?
Thường xuyên rửa tay là một trong những cách tốt nhất để tránh bị bệnh và lây lan bệnh tật cho cơ thể. Bởi vì trong quá trình hoạt động cả ngày, bạn sẽ thường xuyên va chạm vào mọi người, các bề mặt và điều này khiến bạn tích lũy nhiều vi khuẩn trên tay. Sau đó, bạn có thể lây nhiễm bệnh tật cho chính bản thân bằng các các hành động vô tình như đưa vi trùng này chạm vào mắt, mũi hay miệng. Mặc dù, bạn không thể giữ tay vô trùng nhưng việc rửa tay thường xuyên có thể giúp bạn hạn chế chuyển giao và lây lan các vi khuẩn, vi rút sang người khác và ngược lại.
Thời điểm nào cần phải rửa tay?
Luôn luôn rửa tay trước khi:
- Chế biến hoặc chuẩn bị thực phẩm;
- Khi ăn uống;
- Điều trị vết thương hoặc chích thuốc;
- Chạm vào người bệnh, người bị thương, vết thương;
- Chèn hoặc loại bỏ kính áp tròng;
Luôn luôn rửa tay sau khi:
- Chuẩn bị thức ăn, thịt gia cầm đặc biệt là nguyên liệu thô ;
- Sử dụng nhà vệ sinh;
- Chạm vào một con vật hay động vật đồ chơi, dây xích, chất thải;
- Thổi mũi, ho hoặc hắt hơi vào tay của bạn;
- Điều trị vết thương;
- Chạm vào người bệnh hay các vết thương;
- Khi xử lý rác thải hoặc một cái gì đó bị ô nhiễm, chẳng hạn như một miếng vải sạch hoặc giày bẩn;
- Rửa tay của bạn bất cứ lúc nào bạn thấy bẩn.
Làm thế nào để rửa tay đúng cách?
- Nói chung tốt nhất bạn nên rửa tay bằngxà phòng và nước bằng cách thực hiện theo các bước đơn giản dưới đây:
- Làm ướt tay bằng nước máy;
- Áp dụng thoa xà bông, nước rửa tay;
- Bắt đầu cọ 2 tay của bạn;
- Chà hai tay trong ít nhất 20 giây. Hãy nhớ để chà tất cả bề mặt, bao gồm lưng bàn tay, cổ tay, giữa cácngón tay và phần da bên dưới móng tay của bạn.;
- Rửa sạch lại tay với nước kỹ càng;
- Lau khô tay bằng khăn sạch hoặc khăn dùng một lần hoặc sử dụng máy sấy không khí.
Rửa tay không mất nhiều thời gian của chúng mình đâu nhưng nó lại mang đến cho bọn mình nhiều lợi ích để ngăn ngừa bệnh tật. Có thể nói, thói quen đơn giản này đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của chính bạn và gia đình chúng mình nữa đấy!
Làm thế nào rửa tay một cách thích hợp?
Rửa tay sạch và hợp lý như là trong thời gian đủ để hát hai lần bài hát “HappyBirthday”, làm theo hình ảnh dưới đây. Cách rửa tay dưới đây không những giúp cho chúng ta phòng chống bệnh tay chân miệng đang hoành hành tại nước ta, mà còn bảo vệ tránh khỏi nhiều bệnh nhiễm trùng khác nữa. |
Về quy trình rửa tay bằng xà phòng, nên thực hiện theo những bước sau:
- Bước 1: Làm ướt bàn tay, lấy 3 – 5ml dung dịch rửa tay hoặc chà bánh xà phòng lên lòng và mu hai bàn tay. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho xà phòng dàn đều.
- Bước 2: Đặt lòng và các ngón của bàn tay này lên mu bàn tay kia và chà sạch mu bàn tay và kẽ các ngón tay (từng bên).
- Bước 3: Đặt lòng hai bàn tay vào nhau, chà sạch lòng bàn tay và kẽ ngón tay.
- Bước 4: Móc hai bàn tay vào nhau và chà sạch mặt mu các ngón tay.
- Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay và chà sạch ngón tay cái bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 6: Chụm đầu các ngón tay của bàn tay này và chà sạch đầu các ngón tay vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước, sau đó dùng khăn sạch thấm khô tay.
Thời gian vệ sinh tay tối thiểu cho cả quy trình là 30 giây.
ĐD. Trần Thị Thanh Nga
Phòng KHTH-CNTT (Tổng hợp)